Cây ô dược có tên là cây sim rừng, cây dầu đắng, cây ô dược nam (dùng thay cho vị ô dược bắc) khác với ô dước, ô dược thấp hơn chỉ khoảng 1m đến 1,4m (ô dước cao 8 – 10m). Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa đông khi phơi khô rễ có hình thoi, hơi cong. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có nếp nhăn dọc, mặt trong có màu trắng vàng. Mùi thơm, có vị cay đắng hơi ngọt. Ngoài tác dụng như rễ cây ô dước và vỏ cây ô dược còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, tẩy giun và diệt khuẩn. Dầu ép từ quả ô dược bôi vết loét, vết thương, ghẻ, mụn, mủ.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CÔNG DỤNG TỪ CÂY Ô DƯỢC
+ Chữa viêm ruột kết
– Ô dược 12g
– Hậu phác 12g
– Hạt cau 12g
– Chỉ thực 12g
– Muồng trâu 16g
Các vị thái nhỏ, phơi khô sắc uống trong ngày.
+ Chữa đau lưng, đau khớp
– Ô dược 12g
– Trạch đả 12g
– Thương truật 12g
– Hoàng lá 12g
– Đương quy 12g
– Đậu đen 12g
– Mộc qua 8g
– Ngưu tấi 8g
– Gừng 6g
– Hạt cau 6g
Tất cả phơi khô sắc uống trong ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng.